Trong bài giới thiệu về vật liệu Composite và kết cấu thép liên hợp. Chúng ta, đã có đề cấp đến vật liệu là tôn sàn, xà gồ sàn… vậy chúng có gì đặt biệt. Chúng là một loại vật liệu thép tiềm năng. Người ta chia nó ra một mảng khác của KCT. Có các đề tài nguyên cứu của các nhà khoa học. Bài viết này chia sẻ thêm thông tin về KCT thành mỏng – xà gồ.
I. KHÁI NIỆM KCT THÀNH MỎNG TẠO HÌNH NGUỘI
- Là loại kết cấu thép bao gồm các sản phẩm kết cấu thép được tạo ra bằng cách tạo hình từ tấm thép phẳng, để tạo ra những hình dạng khác nhau có thể chịu được tại trọng lớn, có trọng lượng nhẹ hơn kết cấu thép thông tường. Có thể thay thế cho các loại kết cấu thép thông thường.
- Các loại kết cấu này thường độ dày của tấm thép từ 0,3mm->4mm. Vì nó mỏng nên người ta thường gia công tạo hình nó bằng cách dập hoặc uốn. Vì thế nên nó có được cái tên là Kết Cấu Thép Thành Mỏng Tạo Hình Nguội.
II. VẬT LIỆU LÀM KCT THÀNH MỎNG TẠO HÌNH NGUỘI
1. Thép
- Thép dùng để chế tạo tiết diện tạo hình nguội
- Thép cacbon thấp tương đương CT38, CT42 có giới hạn chảy 2200->2600 (daN/cm2)
- Thép cacbon hợp kim tương đương 09Mn2, 14Mn2 có giới hạn chảy 3400->3900 (daN/cm2)
- Thép cacbon A570 cấp 50 có giới hạn chảy 3450 (daN/cm2)
- Thép hợp kim thấp A607, A792 có giới hạn chảy 3450 (daN/cm2)
- ….
- Hiện nay, thép được chế tạo theo dạng cuộn để chế tạo kết cấu thép thành mỏng thì Việt Nam chưa sản xuất được nên phải nhập khẩu hoàn toàn nên thường các loại thép này thường được mang các số hiệu theo các tiêu chuẩn nước ngoài và thường thấy nhất A570 cấp 50, A607, A792 (Theo tiêu chuẩn ASTM – tiêu chuẩn Mỹ) hoặc G250, G300, G350… (Theo tiêu chuẩn AS 4600 – Tiêu chuẩn Úc)
2. Lớp chống gỉ
- Sơn bảo vệ bằng hỗn hợp minium và oxit sắt (60% minium, 40% oxit sắt)
- Mạ hợp kim nhôm Kẽm AZ (55% nhôm, 43,5% kẽm, 1,5% Silic) thường dùng hiện nay
- Mạ hợp kim nhôm Magie AM (55% nhôm, 41,5% kẽm, 1,5% Silic, 2% Magie) vật liệu mới
- Có 2 cách mạ lớp chống gỉ
- Mạ nhúng nóng
- Phun phủ
III. PHƯƠNG PHÁP CHẾ TẠO
1. Máy gấp mép
- Máy gồm 2 thớt, thớt dưới gắn thước tạo hình, thớt trên cố định gắn thước tạo hình và kẹp chặt bản thép. Thớt dưới đi lên, gấp mép và tạo góc cho bản thép. Thay đổi thước liên tục sẽ tạo ra được hình khác nhau.
2. Máy ép khuôn
- Máy gồm có khuôn cuối tạo hình đặt trên bàn máy, dầm ép bên trên đi xuống có gắn chày tạo hình lực ép từ 50-150 tấn, ép trên toàn bộ chiều dài thanh, thường ép dài tới 6m.
3. Máy cán lăn trục
- Máy có một dãy các trục cán, có hình dạng khác nhau, dải thép đi qua các trục cán, dần dần được thay đổi hình dạng, loại này cán chiều dài lớn.
IV. CÁC DẠNG CẤU KIỆN TẠO HÌNH NGUỘI
1. Theo hình dạng
- Loại tiết diện hở như C, Z, L, U…
- Loại tiết diện kín như tròn, vuông…
- Loại tiết diện theo dãy
V. ƯU NHƯỢC ĐIỂM
1. Ưu điểm
- Giảm lượng thép từ 25%-50% và có thể giảm nhiều hơn nhưng lại tốn kiếm về chế tạo nên không kinh tế
- Giảm chi phí đầu tư về tổng thể (giảm trọng lượng xuống móng, giảm khối lượng thép, giảm bớt chi phí gia công….)
- Lắp dựng nhanh, cho phép lắp ghép theo mođun lớn.
- Liên kết cấu kiện rất linh hoạt, đa dạng
- Hình dạng tiết diện đa dạng, theo yêu cầu thiết kế
- Đặt trưng hình học chịu lực có lợi vì phân bố vật liệu hợp lý
- Đa dạng trong việc tạo hình kiến trúc
- Gia công chế tạo đơn giản, nhanh, sản xuất hàng loạt
- Dễ thi công và vận chuyển vì trọng lượng nhẹ
2. Nhược điểm
- Giá thành thép cán nguội cao hơn thép cán nóng tính theo khối lượng
- Chi phí phòng gỉ cao hơn vì diện tích bờ mặt tiết diện nhiều hơn
- Thiết kế khó khăn và phức tạp vì tiết diện phức tạp đa dạng
- Vận chuyển và lắp dựng cần có phương tiện chuyên dụng
- Vì thành mỏng nên cấu kiện dễ bị hư hại
- Tính toán thiết kế theo tiêu chuẩn nước ngoài (theo Mỹ hoặc Úc) vì Việt Nam chưa có tiêu chuẩn riêng về thép cán nguội
3. Các dạng liên kết
- Liên kết vít
- Liên kết bu-long
- Liên kết hàn
4. Các dạng phá hoại
- Phá hoại ở liên kết vít
- Phá hoại ở liên kết bulong
VI. ỨNG DỤNG
1. Dân dụng
- Khung nhà chịu lực
- Mái nhà
2. Công nghiệp
- Khung chịu lực
- Hệ xà gồ mái và vách
- Tôn trải sàn + tôn mái nhà
VII. XÀ GỒ
1. Định nghĩa
- Là loại kết cấu thép thành mỏng dùng đỡ các tấm lợp như tấm lợp mái, tấm chắn tường, tấm lót sàn…
2. Các loại xà gồ
- Có các loại hay dùng hiện nay
- Xà gồ hình hộp (dùng trong công trình dân dụng)
- Xà gồ chữ C (dùng trong công trình công nghệp)
- Xà gồ chữ Z (dùng trong công trình công nghệp)
- Xà gồ chữ U, I (dùng trong công trình dân dụng)
3. Quy cách xà gồ
- Xà gồ hình hộp quy cách 50*50*1.5mm, 50*100*1.5mm…. là loại xà gồ hình vuông hoặc hình hộp chữ nhật chiều cao 100mm, chiều rộng cánh 50mm, chiều dày 1,5m.
- Xà gồ chữ C thường thấy C-150*50*15*1,2mm, C-150*60*15*1.5mm, C-200*50*15*1.2mm C-200*65*15*1.5mm, … đây là loại Xà gồ có hình chữ C có chiều cao 200mm, chiều rộng cánh 50mm, chiều cao tăng cứng 15 và chiều dày 1,5m
- Xà gồ chữ Z thường thấy Z-200*72*78*20*1,5mm, Z-250*72*78*20*1,5mm đây là loại Xà gồ có hình chữ Z có chiều cao 200mm, chiều rộng cánh 50mm, chiều cao tăng cứng và chiều dày 1,5m
4. Cường độ
- Trên thị trường thông thường sử dụng xà gồ cường độ G350, một số trường hợp sử dụng thép cường độ cao G450/Z275 và G550.
- Xà gồ G350/Z275 chỉ Giới hạn chảy >3500 kg/cm2 và Độ dày lớp mạ đạt 275g/m2
5. Khoảng cách xà gồ
- Khoảng cách xà gồ phụ thuộc vào độ dốc mái và khoảng cách các nhịp dầm chịu lực mà tính toán bố trí cho hợp lý và kinh tế.
- Thông thường kinh nghiệm đối với mái có độ dốc 10-15% thì khoảng cách xà gồ 1,1m ->1,4m. đối với xà gồ lót sàn thì dao động trong khoảng 0,5-0,8m, đối với vách thì khoảng cách này lớn hơn mái khoảng cách dao động từ 1,4m -> 1,8m
- Tùy vào các điều kiện về khoảng cách và độ mảnh người ta còn bố trí thêm cho xà gồ các loại ty giằng chống uốn cho các loại xà gồ C và Z. Nhờ giằng xà gồ này mà người ta có thể tăng thêm khoảng cách xà gồ lơn.
6. Ứng dụng của xà gồ
- Sử dụng làm xà gồ mái
- Sử dụng làm xà gồ lót sàn
- Sử dụng tạo hình trang trí
- Sử dụng liên hợp xà gồ để làm kết cấu mới như cột, dầm, kèo, giàn